Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Soạn giả Kiên Giang: Lang thang giữa "chợ đời"

Báo Công an Nhân dân, 05/11/2013 Soạn giả Kiên Giang. Lưu để đọc sau Email bài này In trang này In bài này Ý kiến của bạn Liên hệ đăng lại bài 10 bài được đọc nhiều nhất Năm 1946, trong căn nhà hoang Mộc Kiều Trang ở Rạch Giá, mới 17 tuổi Kiên Giang đã sáng tác bài thơ "Tiền và lá", khởi đầu một đời văn chương tài hoa. Đọc cho thầy - nhà thơ Nguyễn Bính nghe, thầy khen nhưng sửa lại vài chỗ. Câu: " Tiền không là lá em ơi/Tiền là giấy bạc của đời phồn hoa ", Nguyễn Bính đổi thành: "Tiền là giấy bạc của đời in ra". Câu cuối: "Chợ đời họp một mình tôi. Phiên chiều" được sửa lại là: "Chợ đời họp một mình tôi vui gì!"... Không hay thơ vận vào đời. 1.Ở tuổi 84, Kiên Giang vẫn một mình một xe máy cà tàng dọc ngang rong ruổi. Sức khỏe ông yếu nhiều, nhưng chuyện ngày xưa ông vẫn kể "huyên thuyên" không mệt. Ông đã bán nhà ở quận 8 (Tp HCM), về gần đình Phú Xuân, Nhà Bè thuê nhà trọ, sống với b

Hưởng lợi từ chuỗi lợi nhuận lúa gạo: Nông dân ngày càng “lép vế”

SGGP, Thứ ba, 22/10/2013, 06:40 (GMT+7) Hơn 20 năm xuất khẩu gạo, Việt Nam đã từng bước chiếm ngôi quán quân trên thị trường thế giới. Nông dân đóng vai trò then chốt để sản xuất ra lúa, gạo vừa giữ vững an ninh lương thực trong nước và cung ứng xuất khẩu. Thế nhưng, những kết quả “tổng kết” mới đây khiến nhiều người bức xúc: “Mức lợi nhuận 30% người trồng lúa được hưởng đã không còn hợp lý khi họ phải bỏ ra 60% - 70% tổng chi phí sản xuất, chưa kể đến những rủi ro thiên tai, dịch hại”. Lợi nhuận không công bằng Theo báo cáo “Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cùng với Tổ chức Oxfam tại Việt Nam thực hiện, cho thấy: Khi giá gạo trên thị trường thế giới giảm, kéo giá bán lúa của nông dân xuống thấp. Trong trường hợp đó, lợi nhuận từ trồng lúa đã thấp lại càng thấp hơn. Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, khi giá gạo trên thị trường tăng cao nhưng thu nhập của người trồng lúa cũng chỉ được rất ít. Điều này c

Kỳ án oan 10 năm ở Bắc Giang:

Sai phạm nghiêm trọng của các cơ quan tố tụng Vương Hà                      (LĐ) - Số 259 - Thứ sáu 08/11/2013 Ông Chấn đoàn tụ gia đình sau 10 năm tù oan. Ảnh: Phi Long Đọc kết luận điều tra, cáo trạng, bản án của tòa án với ông Nguyễn Thanh Chấn cho thấy nhiều sai phạm nghiêm trọng của các cơ quan tố tụng ở Bắc Giang khi nhận định tính chất vụ án. Theo đó, họ cho rằng đây là vụ án hiếp dâm, dù thực chất là vụ án cướp của. Nhiều tang vật của vụ án đã bị bỏ qua... Kết luận quá đơn giản, dễ dãi Một trong những nguyên nhân khiến cơ quan điều tra cho rằng, đây là vụ án hiếp dâm vì ông Chấn có tính hay trêu ghẹo phụ nữ. Để minh chứng, kết luận điều tra đã đưa ra được một ví dụ từ năm 2000! Từ đấy, các cơ quan tố tụng tập trung cho hướng điều tra này. Các cơ quan tố tụng mô tả rất chi tiết cách ông Chấn đã hiếp dâm chị Nguyễn Thị Hoan. Việc ông Chấn giết chị Hoan như thế nào? Có lẽ cách tả tỉ mỉ, chính xác như những thước phim quay chậm, nên họ nghĩ đối tượng khó có thể

Chúng ta là công dân, không còn là thần dân

(LĐ) - Thứ bảy 09/11/2013 Lê Thanh Phong Ông Hoàng Xuân Quế - giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân - kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra toà - liên quan đến việc ban hành quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông do “đạo văn”. Chưa bàn đến chuyện lý lẽ sẽ thuộc về ai trong vụ kiện này, điều quan tâm chính là ở chỗ, công dân kiện một ông bộ trưởng ra toà vì đã ban hành một văn bản xâm phạm đến lợi ích của cá nhân mình. Ý thức về quyền của công dân, nhận thức được pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích của công dân là cơ sở cho một cá nhân trong xã hội tuân thủ pháp luật cũng như đấu tranh cho bản thân và cộng đồng bằng pháp luật.  Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải đối mặt với một vụ kiện và có thể là bên thua cuộc. Mấy tuần qua, ông Huỳnh Uy Dũng - chủ doanh nghiệp ở Bình Dương - đã tố cáo ông Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương lên tận Thủ tướng. Cái gan dám kiện lãnh đạo tỉnh khi mình đang làm ăn tại địa phương của ông Dũng đã lay động giới doanh nghiệp. Nếu chủ

Câu chuyện MPC và HVG: Hai anh em, hai diện mạo

(LĐ) - Số 259 - Thứ sáu 08/11/2013  Câu chuyện của hai "đại gia" với những đặc trưng nổi bật trong ngành thủy sản vẫn là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Nếu CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (mã MPC) có cơ cấu cổ đông đậm đặc với các thành viên gia đình nắm giữ tới 67% số cổ phần cộng với tỉ lệ sở hữu của người nhà trong Cty này cũng khá lớn thì "người anh em" CTCP Hùng Vương (mã HVG) chỉ sở hữu khoảng 36% số cổ phần và tích cực thu hút vốn ngoại. MPC - Vua tôm và nhiều tin vui sau khi rời sàn. Hủy niêm yết dường như là một quyết định khó khăn với nhiều doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi những khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh hoặc thiếu sự quan tâm của nhà đầu tư, tuy nhiên với MPC, câu chuyện dường như khác hẳn. Lợi thế về sở hữu gia đình cao, MPC chủ động hủy niêm yết với kỳ vọng bán cổ phần cho đối tác với giá cao hơn. Sau khi giải thể một Cty con là Cty TNHH Một thành viên nuôi tôm sinh thái Minh Phú và chia tay với đối tác Thái Lan CP Foods, MPC đang d

Quản lý theo đuôi

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 258 - Thứ năm 07/11/2013 12:25 Đã mấy tuần trôi qua, vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người, vứt xác nạn nhân phi tang, gây chấn động dư luận vẫn còn làm nhiều người bàng hoàng. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã bị “choáng, sốc, phẫn nộ, đau xót và buồn”. Bộ đã chỉ đạo “tổng kiểm tra” (TKT) các cơ sở hành nghề thẩm mỹ trên toàn quốc. Đây là việc làm cần thiết, nhưng nếu hệ thống y tế thực hiện thanh, kiểm tra thường xuyên, có hiệu quả để phòng ngừa vi phạm, chắc chắn sẽ tốt hơn. Không khó để nhận thấy các cơ quan “quản lý theo đuôi” như vậy. Xảy ra ngộ độc tập thể thì “TKT” an toàn vệ sinh thực phẩm. Phân bón giả tràn lan, nông dân bón phân, lúa không trổ bông, cây trồng không ra trái: “TKT” phân bón giả. Xảy ra vụ giám đốc DN nhà nước nhận “lương khủng” thì mới “TKT” quỹ lương DN. Cháy rừng, cháy cây xăng: “TKT” cây xăng và công tác phòng, chống cháy rừng. Xảy ra chết người thương tâm do chìm tàu, đò thì “TKT” bến tàu, đò, phương tiện thuỷ ...

Xin Quốc hội cẩn trọng hơn

Báo Tuổi Trẻ,  06/11/2013 06:43 (GMT + 7) TT - Trong thảo luận tại tổ và tại hội trường vừa qua, dự án luồng vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố được nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ thêm. Bộ trưởng Bộ GTVT đã đăng đàn. Để làm sáng vấn đề thêm, tăng tính minh bạch trước khi Quốc hội quyết định, thiết tưởng cần nêu lên mấy điều bộ trưởng không nói. 1. Xuất xứ của dự án là từ tài trợ của Ngân hàng Thế giới cho PMU-W của Bộ GTVT để thực hiện một báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm cải thiện sông Hậu. Trị giá của tài trợ này là 300.000 USD. Cải thiện luồng vào sông Hậu có nghĩa trước tiên là nạo vét luồng tự nhiên qua cửa Định An. Nhưng sản phẩm của PMU-W là dự án mà Quốc hội đang bàn. Dự án đã được trình và đề nghị Ngân hàng Thế giới cho vay vốn 200 triệu USD (lúc đó tương đương 3.200 tỉ đồng) để thực hiện và bị từ chối vì tính khả thi không thuyết phục và tác động lên môi trường rất lớn chưa được làm rõ. Về việc dự án bị từ chối này, rất nhiều đại biểu Quốc hội không