Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Không thể cứ “sạt lở đến đâu, di dời đến đó”

Báo Phụ nữ TPHCM -  03/07/2023 - 06:24 PNO - Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, bố trí dân cư, tổ chức sản xuất đều phải đặt trong bối cảnh tổng thể, phải tính đến những mục tiêu ứng phó dài hạn. Sạt lở đang diễn ra khắp nơi và ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo báo cáo tham vấn của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) Việt Nam và Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối năm 2021, vùng đồng bằng sông Cửu Long có hơn 621 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài khoảng 610km. Ngoài ra, còn có những đoạn sạt lở bờ biển. Ước tính, mỗi năm, vùng này có khoảng 500ha đất bị cuốn trôi, tương đương diện tích một xã. Không chỉ trong mùa mưa, sạt lở còn xảy ra trong mùa khô. Đây là hệ quả của sự tác động vào hệ thống sông ở khắp nơi, từ thượng nguồn sông với các đập thủy điện tích nước vào mùa kiệt, xả nước vào mùa mưa, hay các dự án lấy nước dòng chính để phục vụ các lợi ích kinh tế khiến đồng bằng sông Cửu Long ngày càng cạn kiệt

Đồng tiền vỏ hến, lòng người vỏ đạn

Trần Hữu Hiệp Kinh tế Sài Gòn Online - Thứ Năm, 20/07/2023 (KTSG) – Phiên tòa xét xử vụ “các chuyến bay giải cứu” diễn ra tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội không chỉ là một đại án mà còn là một kỷ lục về số tiền đưa, nhận và môi giới hối lộ, chưa kể hàng triệu đô la Mỹ lừa đảo, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt. Hơn 200 người được triệu tập, có 116 luật sư bào chữa, 46 người và 16 công ty tham gia với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Trong số 54 bị cáo có đến 18 bị cáo đang đối diện mức án cao nhất là tử hình. ·          Quốc hội: làm rõ hơn vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu trong báo cáo giám sát ·          Bắt Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam do liên quan chuyến bay giải cứu Phiên tòa diễn ra trong thời gian dự kiến một tháng, chắc chắn còn nhiều tình tiết, thủ đoạn hút máu người dân của người là quan chức, kẻ được trao quyền, lạm quyền bị phơi bày. Bức màn đen tối về tệ tham nhũng, hối lộ đang bị lột trần, không chỉ có ở một số nơi mà đã xảy ra hàng loạt ở nhiều nơi,

Xem trọng lợi ích người trồng lúa

  Trần Hữu Hiệp NLĐ - 26-07-2023 - 08:32| Trong nước Quyết định cấm xuất khẩu các loại gạo tẻ thường của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, chiếm hơn 40% thị phần lúa gạo toàn cầu, đã tác động đến thị trường lúa gạo thế giới với hơn 3 tỉ người dùng gạo. Lẽ tự nhiên các quốc gia nhập khẩu gạo phải chuyển hướng sang 2 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu khác là Thái Lan và Việt Nam. Các tác động cộng hưởng khác về suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, buộc các quốc gia phải tăng mua và dự trữ lương thực đẩy cầu tăng, về lý thuyết giá gạo thế giới cũng tăng. Vì vậy, Việt Nam và Thái Lan phải giải bài toán bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và tận dụng thời cơ trước biến động cung - cầu như thế nào để điều hành xuất khẩu gạo có lợi nhất. Câu hỏi đặt ra là hành động ưu tiên của chúng ta là gì? Cần được xem xét dựa trên chiến lược an ninh lương thực quốc gia, bài toán cung - cầu lúa gạo trong nước, trên thế giới và thực tiễn thị trường lúa gạo đang diễn ra sôi độ

Tăng lực cho ngành kinh tế nhiều tiềm năng

Báo Phụ nữ TPHCM -  24/07/2023 - 07:18 PNO - Cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi chim yến; đồng thời tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với ngành chăn nuôi đặc thù này. Ngày 30/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Công điện số 595/CĐ-TTg về việc tăng cường triển khai các giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép chim yến, quản lý việc nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm từ tổ yến.  Nghề nuôi yến cần có chiến lược quản lý, phát triển dài hơi Nghề nuôi yến phát triển rất nhanh, có ở 42/63 tỉnh, thành. Từ 8.300 nhà yến vào năm 2017, đến nay, cả nước có hơn 24.000 nhà yến, sản lượng 120-150 tấn/năm, mang lại giá trị hơn 500 triệu USD/năm. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành), Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành), Nam Trung Bộ (8 tỉnh) và Tây Nguyên (5 tỉnh) có nhà nuôi chim yến. Nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long với gần 11.000 nhà yến, chiếm khoảng 45%

Không để giá hàng hóa “té nước theo mưa”

  Thanh Hoa Báo Phụ Nữ -  19/07/2023 - 06:01 PNO - Thuế VAT đang giảm 2% nhưng giá một số mặt hàng vẫn tăng. Trong các lý do để tăng giá, có chi phí đầu vào, giá cả thế giới và nhiều tiểu thương còn lấy cả lý do “lương cơ sở tăng”. Mức giảm ít, mức tăng nhiều Chủ sạp tạp hóa Thiện trong chợ An Đông (quận 5, TPHCM) cho biết, nhiều mặt hàng đang được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%. Ví dụ, giá nước mắm Đệ Nhị 22.000 đồng/chai giảm còn 20.900 đồng/chai, giá sữa hộp Vinamilk 32.000 đồng/lít nay còn 30.400 đồng/lít, giá bột ngọt Ajinomoto, Vedan 35.000 đồng/gói 454g nay còn 33.300 đồng.   Tuy nhiên, mức giảm này vẫn khá thấp so với mức tăng giá hàng hóa chung trong thời gian qua. Chẳng hạn, từ giữa năm 2022 đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh, giá bột ngọt có tổng mức tăng 5.000 đồng/gói 454g nhưng nay chỉ giảm 1.700 đồng/gói. Từ đầu năm 2022 đến nay, dầu ăn tăng giá 3-4 lần với tổng mức tăng từ 15.000-20.000 đồng/lít tùy loại nhưng tổng mức giảm chỉ 3.500-8.000 đồng/lít, gồm gi

Động lực hợp tác liên vùng

Trần Hữu Hiệp SGGP 21/07/2023 07:14 (GMT+7) TPHCM và ĐBSCL vốn gắn bó như máu thịt từ trong lịch sử hình thành và phát triển, luôn có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Thực tiễn phát triển các vùng đang nổi lên yêu cầu phải liên kết nội vùng, liên vùng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Thực tế đang nổi lên một số vấn đề liên quan đến liên kết vùng cần được tháo gỡ. Đó là, chưa rõ chủ thể cấp vùng, nguồn lực đầu tư cho vùng. Vùng không phải là cấp ngân sách, việc đầu tư cho vùng phụ thuộc vào sự đầu tư của Trung ương và các địa phương. Tổ chức Ban Chỉ đạo hay Hội đồng Điều phối vùng để tăng cường phối hợp trong thực tế còn một số hạn chế, kém hiệu lực, hiệu quả, cần hoàn thiện. Thiếu cơ sở dữ liệu vùng, nhất là các dữ liệu cơ bản, chuyên ngành dùng chung, làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hoạch định chính sách, quy hoạch, bố trí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Sự cạnh tranh giữa các tỉnh có thể phá v

Nếu ngành hàng không chịu dựng bảng về "thành tích ngược"

Trần Hữu Hiệp(*) Kinh tế Sài Gòn Online - Thứ Hai, 3/07/2023 (KTSG) – “Delay airlines” hay “Sorry airlines” là thương hiệu hài hước mà hành khách dành cho các hãng hàng không thường xuyên trễ giờ, hủy chuyến. Các chuyến bay “giờ dây thun” này không chỉ gây khó chịu cho khách hàng mà còn làm thiệt hại vật chất, ảnh hưởng uy tín của họ với đối tác làm ăn và nhìn rộng hơn là làm xấu thương hiệu hàng không Việt Nam. Trong khi hạ tầng hàng không được đầu tư tốt hơn, số máy bay được mua sắm nhiều hơn, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn nhờ có nhiều hãng bay, thì số chuyến bay bị trễ, bị hủy không hiểu sao lại nhiều hơn. Đáng lo ngại là tình trạng này đang ngày càng trở nên tệ hơn. Tổng hợp số liệu khai thác các chuyến bay đúng giờ của các hãng hàng không Việt Nam năm 2022 giảm gần 5%, số chuyến bay bị trễ tăng tương đương và số chuyến bị hủy cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán 2023, tỷ lệ bay đúng