Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên kết vùng - ANLT

Tái cơ cấu đầu tư công: Vẫn cát cứ phân vùng

Báo Đại Đoàn Kết (25/04/2014) "Đầu tư công gắn với đầu tư liên ngành, đầu tư vùng chưa đạt kết quả, do vẫn còn tình trạng phân vùng cát cứ” - Chuyên gia kinh tế, GS Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam trao đổi với Đại Đoàn Kết về  những tồn tại sau 3 năm thực hiện quá trình tái cơ cấu đầu tư công. PV: GS đánh giá thế nào về quá trình tái cơ cấu đầu tư công trong 2 năm vừa qua? Ông Nguyễn Quang Thái:  Nếu so với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, kết quả của tái cơ cấu đầu tư công khá rõ nét. Tỷ trọng đầu tư công năm sau giảm khá mạnh so với năm trước. Tỷ trọng đầu tư công năm 2012 chiếm khoảng 39,5 - 40,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội,  còn giai đoạn hiện nay là 30%.   Quá trình đầu tư công đã thực sự được điều chỉnh mạnh sau khi Chỉ thị 1792 của Thủ tướng được ban hành. Theo chỉ thị này, chỉ được đầu tư những công trình cân đối được vốn. Điều này khiến cho các tỉnh phải cân nhắc rất nhiều trong việc lựa chọn công

“Ba hóa” của ông Bảy Nhị

Bài trang 1 báo Tuổi Trẻ, ngày 08/04/2014 04:57 (GMT + 7) TRẦN HIỆP THỦY TT - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL được ông Bảy Nhị (Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang) diễn đạt mộc mạc theo cách của nông dân miền Tây là phải đồng thời thực hiện “ba hóa”. Một là, “trí thức hóa - doanh nhân hóa” nông dân. Hai là, hợp tác hóa sản xuất - kinh doanh. Ba là, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Cánh đồng lớn - một mô hình mới trong nông nghiệp cần "tiếp sức" để đủ lớn “Ba hóa” nghe không mới nhưng vẫn là bài toán cũ chưa giải xong. Nghĩ tới, chỉ còn sáu năm nữa để VN “cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển” mà nhiều người còn hỏi “trồng cây gì, nuôi con gì?” thì làm sao mà nông sản không “được mùa rớt giá, được giá hết hàng” cho được. Thái Lan đi trước ta mấy chục năm phát triển nhưng xưa kia cha ông ta biết dùng giống cây, con của Thái Lan (chuối xiêm, mãng cầu xiêm, sầu riêng, dừa xiêm, vịt xiêm...) để làm ra giống mới, cạnh

Về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Báo Nười Đại biểu nhân dân, 08:30 | 07/04/2014 Trong quá trình phát triển, việc tái cơ cấu một lĩnh vực hay cả nền kinh tế là điều tất yếu để có được một xung lực mới đáp ứng các yêu cầu của tình hình và bối cảnh mới, quốc gia và quốc tế. Tái cơ cấu nhất thiết phải dựa trên tổng kết, rút kinh nghiệm mặt được, mặt chưa được, tìm ra nguyên nhân của các bất cập yếu kém. Đó là  một điều kiện cần  để tái cơ cấu thành công. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp không thể là ngoại lệ. Ngày 10.6.2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QÐ-TTg về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây là một nỗ lực lớn của Chính phủ. Rất tiếc đề án không có phần đánh giá hiện trạng và cũng không có phần tổng kết, phân tích các nguyên nhân, từ bên ngoài và từ bên trong, của những thành tựu và của những tồn tại, bất cập yếu kém. Không có công đoạn này, tôi e rằng tái cơ cấu nông nghiệp sẽ chông chênh, nguy cơ rơi vào vết xe

Cần thay đổi chính sách mua tạm trữ lúa gạo

03/04/2014 - 09:35:00 Chính sách thu mua tạm trữ hiện còn nhiều bất cập, người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long vẫn có nỗi lo rớt giá ngay trong đợt tạm trữ.  Trước khó khăn của người nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Đông Xuân 2013 – 2014, thực hiện từ ngày 15/3 đến hết ngày 30/4 tới. Từ khi chủ trương thu mua tạm trữ được thực hiện, giá lúa gạo đã có những dấu hiệu ổn định hơn nhưng mục tiêu làm cho nông dân có lãi 30% vẫn chưa thực hiện được. Người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn canh cánh nỗi lo rớt giá ngay trong đợt tạm trữ. Chính sách có nhiều bất cập Chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo như hiện nay theo các chuyên gia kinh tế và nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL nhận định đã bộc lộ nhiều bất cập. Đó là mỗi khi giá gạo xuất khẩu tăng hay giảm thì nông dân đều thiệt. Chính vì vậy mà đã nhiều lần, các địa phương ở ĐBSCL kiến nghị Chính phủ nên chuyển cho các địa phương chủ động trong thu mua tạm trữ để tạo

Làm giàu bằng nghề nông?

TRẦN HỮU HIỆP SGGP, Thứ sáu, 04/04/2014, 02:12 (GMT+7) Nông dân ĐBSCL “được giao” trọng trách “đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” qua nghề trồng lúa. Họ không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi sống cả dân tộc mà còn biến Việt Nam từ nước thiếu đói ở thập niên 80 sang một cường quốc xuất khẩu gạo từ đầu những năm 90 đến nay. Năng suất và sản lượng lúa gạo của ĐBSCL đã liên tục tăng trưởng nhanh. Chỉ hơn 2 thập niên gần đây, sản lượng lúa của vùng này đã được nhân lên hơn gấp đôi, từ hơn 9 triệu tấn (năm 1990) lên gần 25 triệu tấn (năm 2013), kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm khoảng 90% cả nước. Những thành công đó không chỉ góp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc phát triển nông thôn mà còn “cứu nguy” cho kinh tế đất nước ở những giai đoạn khó khăn. Xét trên bình diện chung, một cách không chủ quan, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục được đảm bảo an ninh lương thực một cách chắc chắn. Cánh đồng vàng bao giờ thành vàng thật? Nhưng đó là kỳ tích đã qua. Thà

Chọn mô hình liên kết sản xuất ngành hàng nông sản

Chinhphu.vn. 05:04 CH, 03/04/2014 (Chinhphu.vn)  -  Đồng Tháp phải mạnh dạn lựa chọn các mô hình liên kết sản xuất các ngành hàng nông sản để thí điểm thực hiện nhằm phát huy hơn vai trò của kinh tế hộ. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu trong cuộc họp cho ý kiến về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, chiều 3/4. Ảnh: VGP/Thành Chung Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã nhấn mạnh yêu cầu này trong cuộc họp cho ý kiến về Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp còn gắn với xây dựng nông thôn mới và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở vững mạnh. Đề án của Đồng Tháp xác định 5 ngành hàng nông, thủy sản chủ lực gồm lúa gạo, cá tra, vịt, xoài và hoa cây cảnh. Cùng với

ĐBSCL - trồng lúa hay trồng màu?

Bài 1:  Thách thức sản xuất nông nghiệp SGGP, Thứ năm, 03/04/2014, 00:42 (GMT+7) Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.         Nghịch lý cây lúa - hạt gạo Theo Bộ NN-PTNT, với hơn 1,6 triệu ha lúa đông xuân, ĐBSCL sẽ đạt sản lượng khoảng 11,5 triệu tấn. Với mức giá 4.200 - 5.000 đồng/kg lúa tươi (tùy loại) hiện nay, đây là sự thất vọng não nề của hàng triệu nông dân ĐBSCL. Cần phải hiểu, vụ đông xuân là vụ lúa chính trong năm (sau đó là hè thu, thu đông), nên nông dân đặt kỳ vọng vào vụ lúa này rất lớn. Song những kỳ vọng sau gần 100 ngày lui cui trên đồng của nông dân đang rơi vào thế bế tắc. Đây là đi

Đột phá nào để cứu nông dân?

 Bài 1:  Làm lúa thôi chạy theo sản lượng Nhiều lúa nông dân thêm vất vả TP - Giảm diện tích, giảm sản lượng để tập trung nâng cao chất lượng hạt lúa. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, ĐBSCL có 102 giống lúa, nhưng gạo chưa có thương hiệu. “Cường quốc xuất khẩu gạo” mà trên thị trường, gạo Việt Nam chỉ hàng xá đổ đống, phân loại theo tỷ lệ phần trăm tấm Năm 2014, dự báo của Bộ NN&PTNT, 50% sản lượng gạo ở ĐBSCL (hơn 8,6 triệu tấn) dành cho xuất khẩu. Điều đó cũng đồng nghĩa: liên tục từ năm 1989, nước ta đã rất thành công trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, luôn có dư thừa gạo để tham gia vai trò an ninh lương thực quốc tế. Tuy nhiên, hiệu quả từ xuất khẩu gạo ngày càng thấp khiến Chính phủ và các bộ ngành thấy đã đến lúc cần xem lại vai trò lúa gạo trong động lực phát triển nông thôn giai đoạn mới. Cuộc họp bàn về sản xuất và tiêu thụ lúa ĐBSCL hôm 15/3, ở TP Cần Thơ, có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và nhiều bộ trưởng, lãnh đạo địa phương t

Tạm trữ lúa gạo có lợi cho ai?

Báo Lao Động, Thứ Ba, 18/03/2014 22:18 Trông chờ gì ở những đợt thu mua tạm trữ lúa gạo khi chính sách này chỉ có thể tiêu thụ được 1 triệu tấn so với sản lượng mấy triệu tấn/mùa của nông dân? Chủ thể không được bảo vệ Bắt đầu thu mua tạm trữ lúa gạo Lúa được mùa, được giá Giá cao nhưng lúa ít Hết tháng 3-2014, toàn vùng ĐBSCL thu hoạch hơn 1 triệu ha lúa với khoảng 8,5 triệu tấn, tương đương 4,3 triệu tấn gạo hàng hóa. Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã dành 8.000 tỉ đồng tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp (DN) trong việc triển khai chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy, chính sách này không được kỳ vọng nhiều. Nên hỗ trợ trực tiếp  cho nông dân Thông báo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết giá thành sản xuất bình quân vụ Đông Xuân năm nay vào khoảng 3.769 đồng/kg. Như vậy, để nông dân có lãi 30% thì DN phải mua hơn 4.800 đồng/kg. Ông Lê Văn Lam (ngụ tỉnh Đồng Tháp) cho biết trong vài ngày

Chuyển đổi đất lúa dựa trên hiệu quả cây trồng

Báo Tuổi Trẻ, 19/03/2014 06:17 (GMT + 7) TT - Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại hoa màu khác không chỉ giúp giảm lượng hàng hóa nhập khẩu mà còn cân đối lại lượng lúa gạo hiện dư thừa và bảo vệ độ màu mỡ của đất đai. Nhiều diện tích lúa không hiệu quả tại ĐBSCL sẽ được chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả hơn - Ảnh: H.T.Vân Gấp rút giảm diện tích trồng lúa Giảm 2 triệu ha lúa, nông dân sẽ giàu lên Đó là khẳng định của ông Phạm Văn Dư, cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), khi trao đổi với  Tuổi Trẻ . Ông Dư cho biết: - Quan niệm rằng an ninh lương thực là làm ra càng nhiều lúa gạo càng tốt không còn phù hợp tại thời điểm hiện nay, do nhiều quốc gia đang thực hiện chính sách tự túc lương thực một phần hoặc toàn bộ. Nếu VN vẫn tập trung quá nhiều cho sản xuất lúa sẽ gặp khó khăn về xuất khẩu. Tại ĐBSCL hiện nay, ngoài ba vụ chính (đông xuân, hè thu và thu đông) luôn đạt kết quả rất tốt, các thời vụ canh tác khác đều

Cần nâng tầm liên kết vùng

Pháp luật TPHCM, Thứ Năm, ngày 13/2/2014 - 01:10 Các địa phương triển khai khá nhiều chính sách liên kết hợp tác sản xuất, kinh doanh, dù vậy những chính sách này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Chương trình hợp tác thương mại giữa TP.HCM và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ nhằm phát huy tiềm năng kinh tế, khai thác lợi thế từng địa phương là vấn đề đã được đặt ra từ năm 2011 đến nay. Mặc dù vậy, đến nay hiệu quả đạt được vẫn chưa cao và còn là nỗi trăn trở của doanh nghiệp (DN). Đầu ra đầu vào đã gặp nhau Theo ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, với việc liên kết giữa TP.HCM và ĐBSCL, đến nay đã có hơn 800 dự án với tổng giá trị hơn 200.000 tỉ đồng từ các DN của TP đầu tư vào vùng ĐBSCL. Đại diện Công ty Ba Huân cho biết thông qua chương trình liên kết, DN đã triển khai một trang trại chăn nuôi gà công nghệ cao tại Bình Dương với quy mô 18 ha, tổng đàn là 500.000 con gà đẻ. Tại Kiên Giang, DN