Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Làm kinh tế hổ

- Bác có nhớ năm ngoái có một anh tây viết trên báo ta rằng Việt Nam chỉ còn một con hổ? - Nói ví von thế vì đang có đợt dư luận lên án giết hổ nấu cao hổ cốt. Riêng hổ vườn thú, hổ cảnh ở nhà đại gia cũng gần trăm con. - Đó là chưa kể thỉnh thoảng lại bắt được xe chở hổ ra Hà Nội nấu cao. Gần đây, các nhà báo còn có cả phóng sự ở Nghệ An có vùng dân nuôi hổ như nuôi lợn, mỗi năm xuất chuồng một lứa, phóng viên còn ghi hình một nhà nuôi 4 hổ trên một tạ trong chuồng có 14m2, ngay sau phòng khách. Chủ nhà cho biết, vùng này gì cũng có, kể cả sừng tê giác, toàn đồ thật, giá bán phải chăng vì mua tận gốc… - Đó mới là sự thật, chứ các số liệu “khoa học” của các cơ quan chuyên môn về động vật hoang dã thỉnh thoảng công bố để cảnh báo tớ không tin lắm. Cách đây không lâu, họ nói chỉ còn vài con voi (không tính voi nhà, voi du lịch), nhưng từ đó đến nay tháng nào cũng có tin voi bị giết để lấy ngà và lông đuôi, rất nhiều, và chắc sẽ còn nhiều hơn. Cán bộ bây giờ có bác nào vào rừng

Cây mía bị chặt làm mấy lóng?

Trần Hữu Hiệp N ông dân (ND) Miền Tây đang chật vật đốn mía non chạy lũ, giá mía lẫn giá đường đều giảm mạnh, người trồng mía và nhà máy đường (NMĐ) cùng lỗ, thừa đường nội, nhập đường ngoại, kể cả đường nhập lậu ... Một mùa mía đắng nữa mà người đồng bằng phải gánh chịu. Người trồng mía đã vượt lên chính mình, trở thành người sản xuất hàng hóa, phải chấp nhận qui luật giá trị, cung – cầu. Nhưng ngành đường đang bị chia cắt với những lợi ích khác nhau: NMĐ, doanh nghiệp (DN) sử dụng đường và ND, mà lợi ích đang bị teo tóp. Cây mía đồng bằng đang bị chặt ra nhiều lóng. Chương trình mục tiêu quốc gia 1 triệu tấn đường là niềm mơ ước hơn một thập niên trước, nay đã vượt xa với sản lượng đường sản xuất năm 2012 đạt khoảng 1,5 triệu tấn. Theo Bộ NNPTNT , ước nhu cầu dùng đường năm nay khoảng 1,35 - 1,4 triệu tấn. N gành đường không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà trên lý thuyết còn thừa khoảng 200.000 tấn , chưa kể còn khoảng 300.000 tấn đường tồn kho và khoảng 400.000

Xông vào nhà rồi mới gõ cửa

Trần Hữu Hiệp Lâu nay, người dùng điện thoại di động, thư điện tử, hàng ngày phải chịu cảnh quăng hàng đống tin nhắn rác, thư quảng cáo vào “nhà mình”. Từ thông tin mua, bán sim số điện thoại, tải nhạc, nhận quà, đến đủ các chiêu lừa đảo khác quấy rối người dùng. Nhiều nhà mạng chẳng những không có biện pháp hữu hiệu bảo vệ khách hàng, mà qua các chương trình khuyến mãi như “1.000 đồng nhắn tin cả ngày không giới hạn”, “nhắn tín miễn phí thoải mái” … đã “tiếp tay cho các “quảng tặc” phát tán tin nhắn rác. Phép lịch sự mà trẻ con cũng biết là trước khi vào nhà người ta phải xin phép, ít nhất là gõ cửa. Nhưng các tin nhắn lại bảo chủ nhà ‘Để từ chối quảng cáo, nhắn lại số …”; vô duyên giống như việc nhảy vào nhà người ta rồi mới bảo: “nếu không muốn cho tôi vào thì bảo là không”. Việt Nam được xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng viễn thông châu Á trên cả 3 lĩnh vực: điện thoại cố định, di động và Internet, là thị trường viễn thông thu hút sự quan tâm của nhiều hình thức quảng

Uống bia, rượu nhiều hơn ăn cơm

Trần Hữu Hiệp Việt Nam nằm trong tốp đầu các nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới là số liệu mà Kirin Holdings - Công ty bia nổi tiếng Nhật đưa ra vào đầu năm nay. Nước ta cũng chỉ sau Mỹ và Pháp trong danh sách 170 thị trường tiêu thụ bia Heineken trên toàn thế giới năm 2010. Ông Michel de Carvalho, chủ sở hữu thương hiệu bia nổi tiếng này đã tỏ ra ngạc nhiên và kỳ vọng VN sẽ vượt qua Pháp, chỉ đứng sau Mỹ vào cuối năm 2012, đến năm 2015 sẽ trở thành thị trường tiêu thụ Heineken... lớn nhất thế giới! Mới đây, Euromonitor International lại xếp hạng VN đứng đầu các nước Đông Nam Á vì tiêu thụ gần 2,6 tỉ lít bia, chưa kể rượu trong năm 2011 . Dân Việt đã “được” xếp vào hàng ăn nhậu số 1 khu vực và có thể giật giải quán quân thế giới . Trong khi đó, theo Statistisches Bundesamt (Cơ quan thống kê Đức), thì người Đức vốn đứng đầu thế giới về uống bia đang ngày càng dùng bia ít hơn, xuất khẩu bia nhiều hơn. Các hãng bia của nước này chỉ tiêu thụ được khoảng 98,2 tỷ lít trong n

Xích lô có giống chiếc quần không đáy?

Lời cóp nhặt: Ở Miền Tây quê tôi không có xích lô, chỉ có xe lôi, nay đã được hay bị dẹp rồi, tất cả chỉ còn là hoài niệm, hiển hiện trên đường phố bi giờ là mấy anh xe lôi Trung Quốc to đùng, ... Nghĩ xe lôi, đồng cảm với xích lô Thủ Đô nên post lại bài này trên NGƯỜI ĐƯA TIN của HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM. (Nguoiduatin.vn) - Xích lô thuộc về văn hóa truyền thống, trong xã hội hiện nay, duy trì nó là cách để giữ lại những nét đẹp, giữ lại cốt cách, thanh lịch và bản sắc văn hóa Hà Nội. Siết chặt quản lý với xích lô thủ đô Hà Nội khẩn trương giải quyết ùn tắc giao thông Nhân danh tính hiện đại Thông tin xích lô Hà Nội sắp bị xóa sổ, không chỉ khiến dư luận và cộng đồng mạng băn khoăn, khó hiểu mà nó còn khiến những người làm văn hóa cũng có không ít những trăn trở. Trao đổi với PV  Nguoiduatin.vn , TS Hà Hữu Nga hiện đang công tác tại Phòng nghiên cứu phát triển bền vững đô thị và khu công nghiệp - Viện phát triển bền vững Bắc bộ - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã dẫn ra một

Chuyện làm thiệt và... nói dối

Trần Hữu Hiệp Chuyện các “Hai Lúa” miền Tây say mê nghiên cứu khoa học (NCKH) đã tạo ra nhiều “sản phẩm” còn lấm bùn, nhưng có giá trị ứng dụng thiết thực (máy hút bùn, bơm cát, lẩy hạt bắp, làm đèn bắt rầy...) thể hiện sức sáng tạo đáng khâm phục. Đó là những chuyện có thiệt, làm thiệt của nhà nông “làm KH” không dùng tiền ngân sách. Đơn giản vì họ trung thực, gắn với thực tiễn, thấy cần, có lợi thì làm, không quanh co đối phó với “cơ chế, chính sách”, định mức chi tiêu tài chính như cách làm của nhiều nhà NCKH “biết tính toán”. Tất nhiên, nông dân cũng đang rất cần sự hỗ trợ để sức sáng tạo có thêm hàm lượng chất xám chứ không phải là kiểu làm ”bắt chước”. Bưởi hồ lô trưng Tết Mặc dù còn nhiều khó khăn, ngân sách vẫn đảm bảo mức chi 2% cho KHCN, nhưng việc sử dụng ở các cơ quan, đơn vị kém hiệu quả, có nơi còn dùng tiền này để xây trụ sở, làm đường... Việc làm bằng giả, học nhờ, thi hộ,  “copy past” các báo cáo KH, đánh giá tác động môi trường ... , là những kiểu nói dối, l

Còi biên mai

Còi biên mai là món ăn đặc sản của huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Có dịp đặt chân đến đây du khách đừng quên thử một lần cho biết. Có nhiều cách chế biến món còi biên mai như: xào nấm đông cô, nấm rơm, củ hành cùng cải bẹ xanh… pha thêm một chút dầu hào cho ra một màu nâu sậm. Vị ngọt đậm đà của thứ hải sản lạ hòa quyện vị ngọt nhẹ nhàng của nấm, ngọt hăng của hành pha thêm một chút cay nồng của cải xanh khiến mọi người có cảm giác muốn ăn hoài không nghỉ. Với người sành ăn, muốn thưởng thức hương vị nguyên sơ của biển cả thì không gì qua nổi món còi biên mai nướng muối ớt. Cả một đĩa còi biên mai được ướp với muối hột đâm nhuyễn cùng với mấy trái ớt đỏ tươi. Dùng những tăm tre, sống lá dừa xâu chúng lại để trên bếp than đỏ rực. Vị muối mặn mà cùng vị cay xé lưỡi của ớt càng nâng tầm vị ngọt của còi biên mai. Và cũng chỉ chế biến bằng cách này thì còi biên mai mới giữ được độ dai và giòn hết chỗ chê. Hồng Cúc (Báo THANH NIÊN)

Làm khoa học cũng phải nói dối

(DĐĐT) - PGS.TS. Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) - kể về những chuyện ông phải nói dối với phóng viên báo Tuổi Trẻ. Ông Cảnh cho biết: Trước hết, phải hiểu nói dối ở đây là nói dối để được việc khoa học chứ không phải nói dối các kết quả nghiên cứu. Nói dối quy chế tài chính để giữ nguyên kết quả khoa học thì chúng tôi phải làm vì đi nghiên cứu có những cái phát sinh mà trong dự toán không có. Ông Lê Xuân Cảnh. Ảnh: Việt Dũng Tin liên quan: Tâm huyết của các chuyên gia kinh tế Đầu tư hạ tầng bằng nguồn thu từ đất Hợp tác ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp với Hàn Quốc Diễn đàn đầu tư Tiểu vùng Mekong; Kêu gọi hợp tác phát triển bền vững ADB tài trợ phát triển đào tạo đại học Nói dối nhưng ai cũng biết * Ông từng phải nói dối trong khi thực hiện các đề tài của mình như thế nào? - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học có nhiều cơ chế ràng buộc, chẳng hạn về định mức, g