Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Campuchia hoãn xây đập thủy điện Stung Cheay Areng

Trần Hữu Hiệp (*) Chính phủ Campuchia vừa quyết định hoãn xây đập thuỷ điện Stung Cheay Areng tới năm 2018. Sông Mekong. Ảnh THH Động thái này được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi vì thủy điện Stung Cheay Areng ở khu vực Tây Nam Campuchia - được Trung Quốc tài trợ nghiên cứu và dự định đầu tư xây dựng đã và đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, các tổ chức quốc tế và tranh cãi của các quốc gia có quyền, lợi ích liên quan. Trung Quốc cũng đang là nhà đầu tư lớn nhất ở Campuchia… Quyết định cần thiết nhưng không bất ngờ Quyết định này là cần thiết và là một tính hiệu tích cực. Tuy nhiên, công cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường liên quan các con đập thủy điện là cuộc đấu tranh lâu dài còn phải tiếp tục, là quá trình giải quyết xung đột lợi ích phức tạp. Quyết định xây đập thủy điện Stung Cheay Areng hay không là một phần trong nỗ lực dài hạn đó.  Xâu chuỗi tiến trình đấu tranh bảo vệ dòng Mekong

Lạc quan hơn cho tạm trữ lúa gạo ở ĐBSCL

Báo Lao Động, ngày 03/3/2015 Hữu Hiệp Giá lúa đông xuân ở ĐBSCL đảo chiều, từ liên tục rớt giá trước Tết Nguyên đán sang tăng giá khoảng 200 - 400 đồng/kg sau tết. Hệ thống thương lái mua lúa hàng hóa của nông dân khá đông. Thị trường lúa gạo nội địa đã sôi động trở lại, xua nỗi lo trúng mùa, rớt giá trước đó. Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ ngày 1.3 Tạm trữ không phải là chính sách hỗ trợ Ngày thứ 2 thu mua tạm trữ gạo tại ĐBSCL: Giá lúa tăng ảo, giảm thật Hậu Giang: Giá lúa tăng, nông dân phấn khởi Đồng Tháp: Lần đầu tiên có HTX được phân bổ chỉ tiêu thu mua lúa tạm trữ Nhiều nhận định ghi nhận phản ứng nhanh nhạy của cơ quan chức năng trong chỉ đạo, điều hành; đặc biệt là chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo của Chính phủ. Quyết định sớm, triển khai nhanh, vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành trung ương, địa phương; của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và DN được đánh giá rất tích cực. Đầu tiên là tiền đâu để mua tạm trữ? Câu trả lời nhanh được Ngân

Campuchia hoãn xây đập Trung Quốc tài trợ: Tín hiệu tích cực

Bài trên báo Dất Việt ngày 02/3/2015 "Công cuộc đấu tranh bảo vệ dòng Mekong – tài sản của nhân loại - là cuộc đấu tranh lâu dài còn phải tiếp tục... " 'Ngoại giao thuỷ điện': Trung Quốc muốn không chỉ kinh tế Thuỷ điện Trung Quốc: "Mồi ngon, lưỡi câu sắc" Đó là khẳng định của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ khi trao đổi với Đất Việt về động thái của Campuchia khi hoãn xây một đập thuỷ điện lớn do Trung Quốc tài trợ. PV:  - Campuchia vừa quyết định hoãn xây dự án đập thuỷ điện lớn ở Tây Nam nước này là Stung Cheay Areng tới năm 2018 do vấp phải sự phản đối của dư luận. Ông có bất ngờ trước động thái này hay không, đặc biệt khi Trung Quốc là nhà tài trợ xây dựng đập và đang là nhà đầu tư lớn nhất ở Campuchia? Theo ông, vì sao Campuchia lại đưa ra quyết định như vậy? Ông Trần Hữu Hiệp:  - Quyết định này là cần thiết và là một tín hiệu tích cực. Chúng ta biết, đập thủy điện Stung Cheay Areng ở khu vực Tây Nam Campuch

ĐBSCL lớn mà không mạnh

NGUYỄN MINH NHỊ Báo Người Lao Động, ngày 01/03/2015 Tiềm năng nông nghiệp dẫn đầu cả nước nhưng khó nghèo cũng dẫn đầu cả nước. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ tư duy nông nghiệp manh mún, sơ khai Tổng sản lượng lúa cả nước năm 2014 đạt 45 triệu tấn, so với năm 2005 tăng 13,64%. Trong đó, ĐBSCL đạt 25,2 triệu tấn, tăng 30,98%. Riêng 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp nhờ “Chương trình Đồng Tháp Mười” và “Tứ giác Long Xuyên” nên sản lượng lúa năm 2014 cũng đạt 11,7 triệu tấn, tăng 32,95% so với năm 2005. Cùng với cây lúa, cây ăn trái và cá tôm (nuôi) nước ngọt - lợ, ĐBSCL luôn dẫn đầu cả nước 3 sản phẩm này. Một góc đồng bằng Tội nghiệp “bà đỡ”! Cách đây 10 năm, nông dân ĐBSCL bắt đầu thực hiện việc mua giống lúa xác nhận được sản xuất tại địa phương để gieo cấy chứ không tự để giống như trước kia. Khâu làm đất được cơ giới hóa. Tưới tiêu bắt đầu điện khí hóa. Thu hoạch lúa bằng máy liên hợp và sấy lúa theo dạng công nghiệp cũng bắt đầu triển khai. Như vậy, đến năm

Khát vọng đồng bằng

Quốc Trung Báo Đại Đoàn Kết xuân Ất Mùi Bước tiến nông nghiệp Nền kinh tế Việt Nam trong gần 40 năm qua (1975-2015) đã đạt được bước tiến dài. Trong đó đáng kể nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện, sản lượng các loại nông sản đều tăng đáng kể. Hàng năm, ĐBSCL sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 58% sản lượng thủy sản đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu, cung cấp 70% lượng trái cây và đóng góp gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Mô hình "cánh đồng lớn” từ quy mô chỉ khoảng 7.200 trong vụ lúa Đông Xuân năm 2011-2012, thì đến vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 đã tăng lên 134.000ha.   Làm sao để đời sống người trồng lúa khá lên được là câu hỏi lớn Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà nghành nông nghiệp vùng đất phù sa Cửu Long mầu mỡ tạo được cũng phải nhìn nhận một thực tế, những năm gần đây lĩnh vực hàng đầu này đang gặp phải nhiều khó khăn, th

Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Khai phóng tiềm năng của vùng

Báo Tin Tức, TTXVN Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông Tăng cường vai trò điều phối của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Diễn đàn của cán bộ và nhân dân ba vùng chiến lược Thầu dầu - cây "xóa đói giảm nghèo" vùng Tây Nguyên Ẩm thực truyền thống của người Thái Tây Bắc Thúc đẩy liên kết kinh tế, khắc phục tình trạng không gian kinh tế vùng bị chia cắt là “chìa khóa” để khai phóng tốt nhất tiềm năng, lợi thế, năng lực cạnh tranh của 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nhiệm vụ thiết lập mối liên kết này trong những năm qua vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Liên kết còn lỏng lẻo Hiện nay, vấn đề “liên kết” vùng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn còn nhiều bất cập. Người nuôi tôm còn phụ thuộc thương lái về đầu ra sản phẩm. Thực trạng trên đã được chuyên gia kinh tế, nông nghiệp chỉ ra nhiều nguyên nhân, dù ĐBSCL rất giàu tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng lại thiếu sự liên kết phối hợp để đẩy mạnh phát triển và

Long Xuyên êm ả nhịp đời

Báo Người Đô Thị 23/02/2015 - 22:41 PM Quê tôi ở huyện Chợ Mới kế bên thị tứ Long Xuyên. Ông nội tôi để lại một tập Lưu niên ký sự ghi chép về gia đình từ nguồn gốc đến những năm 1940. Nhờ cuốn ghi chép của ông nội mà tôi biết thêm được nhiều điều về Long Xuyên - thành phố của tỉnh An Giang ngày nay. Khởi từ bến xưa Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, hình thành đầu thế kỷ 19 từ một chợ - bến nổi tiếng: chợ Đông Xuyên. Năm 1818, Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh nối rạch Đông Xuyên với Rạch Giá, chợ Đông Xuyên (tức Long Xuyên) đã sớm trở thành đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng của tỉnh. Ngược dòng lịch sử về những thế kỷ đầu công nguyên, vùng đất Long Xuyên thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng của vương quốc Phù Nam. Khảo cổ học phát hiện ở đây hàng chục đền tháp đồ sộ, hàng trăm tượng thờ là những tác phẩm điêu khắc tuyệt hảo, hàng ngàn cổ vật quý cho biết dấu tích một cảng thị sầm uất và trung tâm tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất của vùng hạ lưu sông Mê Kông. Có thể coi khu vực c

Làm ăn thời @

Lê Quốc Khánh (Báo Đại Đòan kết) Đất nước đang trên đường hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Làm ăn thời buổi @, không chỉ Nhà nước, doanh nghiệp nghĩ đến chuyện hội nhập mà ngay chính người sản xuất ra hạt lúa, con tôm, trái cây  – những nhà nông một nắng, hai sương cũng suy nghĩ đến chuyện hội nhập để làm sao cho sản phẩm của mình làm ra cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thu hoạch cá điêu hồng Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với cả nước, vùng ĐBSCL vươn lên trở thành vùng trọng điểm kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL vẫn được xem là vùng trũng. Đời sống những người làm ra giá trị hạt gạo, con tôm, cây trái để mang ngoại tệ về cho đất nước vẫn bị cái nghèo đeo bám. Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ thì nguyên nhân của những hạn chế trên là do thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng; cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và liên kết vùng còn nhiều hạn chế.